Latest Post

[Lam-dep][slider1]

Khách du lịch Việt Nam có thể đi 9 nước Đông Nam Á và một số nơi khác trên thế giới không cần visa. Ngoài ra còn có một số điểm du lịch nổi tiếng xin visa rất dễ. 

Để nhập cảnh vào một quốc gia khác, bạn cần hai loại giấy tờ quan trọng gồm hộ chiếu và visa. Việt Nam đã ký Hiệp định song phương, thỏa thuận miễn visa (thị thực) với 78 nước. Tuy nhiên hầu hết chỉ có hiệu lực với các loại hộ chiếu ngoại giao (HCNG), hộ chiếu công vụ (HCCV) và với những người có hộ chiếu phổ thông (HCPT) nhưng làm trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và tổ chức quốc tế.

maldives-3-3271-1387351636.jpg
Maldives có thể xin visa ngay tại cửa khẩu và rất thuận tiện. Ảnh: 15pictures.

Dù vậy, vẫn có một số quốc gia/vùng lãnh thổ miễn visa cho các khách du lịch Việt Nam dùng hộ chiếu phổ thông, hoặc áp dụng chính sách visa on arrival tại cửa khẩu với tỷ lệ đạt visa gần như 100%, thủ tục nhanh gọn. 

* Các quốc gia/lãnh thổ miễn visa

- Thái Lan: Miễn visa cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

- Singapore: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.

- Lào: Miễn visa cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày. 

- Campuchia: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

- Philippines: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

- Myanmar: HCPT còn giá trị ít nhất 6 tháng được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh với thời gian lưu trú không quá 14 ngày. (Hiệp định với Myanmar có hiệu lực từ 26/10/2013).

- Indonesia: Công dân Việt Nam (không phân biệt loại HC) được nhập cảnh Indonesia miễn visa với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú không được gia hạn.

- Brunei: Miễn visa cho công dân Việt Nam mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

- Malaysia: Miễn visa cho người mang các loại HC, với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

- Kyrgyzstan: Miễn visa cho người mang HCNG, HCCV và HCPT (không phân biệt mục đích nhập cảnh).

- Panama: Công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn visa và thẻ du lịch.

- Ecuador: Ecuador là quốc gia đơn phương gỡ bỏ "hàng rào" visa cho khách du lịch đến từ rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 90 ngày là thời hạn tối đa cho du khách Việt tham quan tại Ecuador.

- Saint Vincent and the Grenadines: Đảo quốc vùng Caribbean là St. Vincent and the Grenadines không yêu cầu Visa đối với khách du lịch đến từ bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào. Tuy nhiên, để được nhập cảnh, Bộ Ngoại giao của St. Vincent and the Grenadines yêu cầu khách du lịch phải trình hộ chiếu còn hiệu lực, một vé máy bay khứ hồi và chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.

- Haiti: Theo Bộ Ngoại giao Haiti, chỉ công dân ba nước: Colombia, Cộng hòa Dominica và Panama được yêu cầu phải xin visa du lịch đến đất nước này, nghĩa là công dân các nước còn lại có thể lưu trú tại Haiti đến 90 ngày và thoải mái ngao du tại đây mà không cần visa.

- Turks and Caicos: Quần đảo Turks và Caicos là một vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Để kích thích du lịch, nơi này miễn visa cho công dân đến từ rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khách du lịch chỉ việc chứng minh đã có sẵn một vé máy bay khứ hồi rời khỏi đảo sẽ được phép lưu trú trong vòng 30 ngày và được gia hạn thêm một lần. Các mặt hàng miễn thuế được phép đưa vào quần đảo bao gồm: 50 điếu xì gà, 200 điếu thuốc, 1,136 lít đồ uống có cồn hoặc rượu vang và nước hoa cho mục đích sử dụng cá nhân.

- Đảo Jeju (Hàn Quốc): du khách Việt Nam được miễn visa khi tới đảo Jeju, còn tới các nơi khác trong lãnh thổ Hàn Quốc vẫn phải có visa bình thường. Tuy nhiên không có đường bay thẳng từ Việt Nam đến đảo Jeju nên bạn sẽ phải quá cảnh ở một nước khác. Trường hợp du khách Việt Nam đã có visa (loại dán vào hộ chiếu) của 5 quốc gia Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia và New Zealand còn hiệu lực thì được phép vào Hàn Quốc du lịch mà không cần xin visa. Điều kiện bắt buộc là khách phải có vé máy bay của chặng bay tiếp theo. 

Jeju.jpg
Đảo Jeju - phim trường của những bộ phim lãng mạn Hàn Quốc. Ảnh: Amit.

- Đài Loan: Những du khách đến từ các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Indonesia sở hữu visa còn hạn và thẻ cư trú tại các nước Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Schengen (khối biên giới chung châu Âu), Australia và New Zealand cũng được miễn visa trong 30 ngày khi đến Đài Loan. Tuy nhiên, cần đăng ký trên mạng để được xét duyệt, sau khi được chấp thuận mới có thể làm thủ tục lên máy bay và nhập cảnh Đài Loan.

- Cộng hòa Dominica: Người Việt Nam có visa du lịch còn hiệu lực hoặc đang cư trú hợp pháp tại Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh) có thể du lịch đến nước này với một thẻ du lịch (tourist card) và hộ chiếu còn hiệu lực.

- Costa Rica: Nếu bạn có visa (du lịch, thuyền viên hoặc Visa nhập cảnh với mục đích kinh doanh) còn hiệu lực ít nhất 3 tháng và có dấu xuất nhập cảnh đến Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Schengen, bạn sẽ được phép nhập cảnh vào Costa Rica. Tương tự với công dân Việt Nam đang thường trú hợp pháp tại các nước và khu vực trên (cư trú, lao động, du học) cũng được nhập cảnh vào Costa Rica nếu thời hạn visa còn hiệu lực từ 6 tháng trở lên.

* Các quốc gia/lãnh thổ dễ xin visa (visa on arrival)

- Maldives: Maldives không cần visa xin trước mà cấp tại chỗ cho du khách. Chỉ cần đưa vé máy may khứ hồi, đặt phòng khách sạn ra là nhân viên nhập cảnh sẽ đóng dấu vào hộ chiếu (còn hạn trên 6 tháng), Visa này sẽ được miễn phí trong 30 ngày. Tuy nhiên có hơi khác với các quốc gia khác, họ còn có thêm dấu “Employment Prohibited” nhằm cấm không cho người lao động đến đây làm việc chui theo visa nhập cảnh kiểu du lịch này.

- Mauritius (tên đầy đủ Cộng hòa Mauritius) là một quốc đảo nổi tiếng về du lịch nằm ở Ấn Độ Dương, cách lục địa châu Phi khoảng 2.000 km. Mauritius cấp visa online cho người Việt Nam. Theo đó, khách du lịch điền đầy đủ thông tin và đăng ký trên mạng. Sau khi nhận được mail chấp thuận, in ra và nhận visa tại cửa khẩu khi đến Mauritius.

- Đông Timor: Đông Timor không yêu cầu xin visa ở Việt Nam. Bạn cứ bay bình thường đến sân bay của họ. Tại đó, hải quan Đông Timor sẽ cấp thị thực nhập cảnh cho bạn với mức phí là 30 USD. Lưu ý là bạn phải trình 100 USD cho mỗi lần nhập cảnh. Số tiền nói trên chỉ là trình ra cho họ thấy chứ không nộp. Bạn cũng phải xuất trình cả vé máy bay khứ hồi.

- Nepal: Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đến với quốc gia nhỏ bé Nepal bạn chỉ cần chuẩn bị tiền USD để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu.

- Ấn Độ: Việt Nam là một trong số ít các nước được phép xin visa ngay tại 4 sân bay ở Ấn Độ: Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata. Tuy nhiên visa xin tại sân bay Ấn Độ là loại single (một lần) và có thời hạn 30 ngày, giá 60 USD. Liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Ấn Độ ở Việt Nam để tìm hiểu thêm thông tin nếu muốn xin visa ra vào nhiều lần hoặc nhiều ngày hơn.

- Sri Lanka: Nổi tiếng với trà và các di sản, quốc đảo Sri Lanka xinh luôn mở rộng chào vòng tay đón du khách quốc tế. Bạn chỉ cần nộp đơn xin visa qua mạng, thanh toán bằng thẻ ngân hàng cho phí visa, đợi có kết quả, in tờ xác nhận ra đem tới sân bay để làm thủ tục bay đi Sri Lanka.

- Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): Emirates và Etihad là hai hãng hàng không của UAE có đường bay từ Việt Nam hiện nay. Emirates thì bay thẳng đến Dubai trong khi Etihad bay đến Abu Dabhi. Nếu sử dụng vé của 2 hãng này bạn có thể xin visa dễ dàng ngay trên mạng hoặc liên hệ để được hướng dẫn chi tiết tại văn phòng của hãng ở TP HCM. Bạn cũng có thể mua các gói Stop Over không quá 96 tiếng bao trọn gói visa nếu đi đâu đó mà quá cảnh ở UAE.

- Iran: Hộ chiếu phổ thông Việt Nam có thể lấy visa tại cửa khẩu Iran có giá trị trong 17 ngày và 50 USD. Thông tin xuất nhập cảnh tại thủ đô Tehran yêu cầu bạn mang theo ảnh thẻ để làm visa on arrival. Tuy nhiên một số trường hợp, họ không thu ảnh. 

- Nhiều nước châu Phi, trong đó có Senegal, visa sẽ được cấp qua mạng. Khách du lịch đăng ký online sẽ nhận được form xin visa, điền thông tin đầy đủ và nộp ở cửa khẩu, bạn sẽ được cấp visa on arrival. Lệ phí là 50 Euro. 

* Các quốc gia/lãnh thổ cấp visa không thu lệ phí

Algeria, Afghanistan, Mông Cổ, Nicaragua, Romania, Cuba đều là những nước cấp thị thực cho người Việt có HCPT còn hạn và miễn thu lệ phí.

* Lưu ý: Điều kiện hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng được áp dụng cho tất cả các trường hợp. 

Khách du lịch Việt Nam có thể đi 9 nước Đông Nam Á và một số nơi khác trên thế giới không cần visa. Ngoài ra còn có một số điểm du lịch nổi tiếng xin visa rất dễ. 

Đọc thêm: 

Định cư canada
Visa châu âu
Tư vấn định cư

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho biết, ngày 18/6, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị quyết chính thức miễn visa đơn phương cho du khách các nước Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha. Theo đó, công dân các nước này khi nhập cảnh Việt Nam không phải xin thị thực với thời hạn tạm trú 15 ngày, áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/6/2016.

Đức, Anh, Pháp đều là các thị trường truyền thống, lượng khách lớn và chi tiêu du lịch cao. Trong 5 tháng đầu năm, lượng khách ở các thị trường này đến Việt Nam lần lượt là hơn 68.000, 90.000 và 99.000.

Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng cho biết, Italy và Tây Ban Nha là hai thị trường mới. Việc miễn visa chắc chắn sẽ giúp nguồn khách từ các thị trường này tăng mạnh hơn.

Trước đó, chính phủ cũng vừa ban hành Nghị quyết miễn thị thực cho công dân Belarus từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/6/2020 với thời hạn lưu trú không quá 15 ngày, áp dụng với mọi loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh. Như vậy, hiện nay Việt Nam đang miễn visa đơn phương cho 13 nước (trước đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga, Belarus) và miễn visa song phương với 9 nước ASEAN.

Theo VNE

Đây là đất nước phát triển về mọi mặt nên trình độ người dân không theo kịp sẽ thấy rất khó sống. Muốn có tiền và thoải mái phải học. Không chỉ học về bằng cấp, phải biết về thuế, về tài chính, ngân hàng về luật pháp, về thủ tục, về quy định. Biết càng nhiều về thuế và tài chính cơ hội đồng tiền ở với bạn rất cao. Toàn bộ ở trên là về quốc gia tôi sống, còn phần sau là về bản thân, nếu không muốn các bạn có thể dừng tại đây.

Xem thêm: 

Định cư tại Canada

Miễn Thị Thực là gì

Visa du lịch Châu Âu


Về bản thân, tôi là người có thể nói là thế hệ thứ hai bên Canada. Tôi học đại học bên Việt Nam, vào công ty nước ngoài, lương cao. Rồi qua đây định cư, cái bằng đại học xem như giấy lộn, lúc đầu không kiếm ra việc nên đi làm bán thời gian, cầm cây lau nhà, dọn vệ sinh, lương 8,5 USD/giờ. Sau chuyển qua làm contractor, đi sửa nhà, được 12 đến 15 USD/giờ. Nếu ai ra làm chủ và may mắn nhiều khách thì kiếm được 50-60 ngàn/năm hoặc hơn. Nhưng số đó ít, phần lớn người Việt làm thầu xây dựng kiếm được 30 đến 50 ngàn và thế là hết, cứ ngày này qua tháng nọ đi làm công việc như vậy. Sư phụ tôi làm 23 năm như vậy mua được căn nhà 500 ngàn với chiếc Lexus RX 350, và suốt ngày xuống Niagara Falls đánh bài.

Làm ba năm, một ngày có một khách hàng người Tây nhìn và nói: “Anh làm rất tốt, nhưng sao anh vẫn không giàu?”. Tôi trả lời tôi cũng không biết, tôi thực sự không biết vì sao tôi qua đây, chịu cái lạnh thấu xương -30 độ đón xe buýt đi làm và rồi tôi vẫn phải cày vất vả mỗi ngày. Hắn nhìn tôi và bảo: “Work smarter not harder! Mỗi người chỉ có 24 tiếng, lương 15 USD/giờ cày hết 24 tiếng là 360 USD không thể hơn được. Dùng tay kiếm tiền là thế. Dùng đầu kiếm tiền thì nhiều hơn, và nhiều nhất là dùng tiền kiếm tiền!”.

Nghe xong nghỉ làm, lấy tiền để dành đi học. Vào cao đẳng, trình độ tiếng Anh thấp quá phải đóng thêm tiền học tiếng Anh. Cày cục học ra trường, đi làm lương khá hơn. Làm được 2 năm lại nghỉ, vào đại học. Học ba năm ra trường, lại đi làm. Làm có kinh nghiệm nên đi thi bằng điện cấp 1 của Ontario. Rồi cấp 2, khó nhất là cấp 3, Master Electrician. Xong rồi thì đi làm. Thấy rằng có một số thiết bị điện chỉ có bằng của mình mới mua được, và một số công việc phải xin phép của Toronto Hydro, không có bằng đừng hòng đụng được, thế là xin nghỉ mở công ty, dù người chủ năn nỉ ở lại và sẵng sàng tăng lương ngay. Ah, giờ thì biết ai cần ai! Nhưng vẫn nghỉ và tự làm.

Làm một thời gian, một ngày có một người gọi đến thay sợi dây điện chính dẫn vào nhà, điện lực không bao giờ đồng ý cắt điện cho thay nên người thay phải có bằng như tôi, tôi tính 2.000 USD, hắn tròn mắt nhìn. Nhưng không có lựa chọn, trèo lên cột điện phải có giấy phép của điện lực, chọn tôi hoặc người tương đương, sau vài ngày khảo giá, gọi tôi làm, làm trong ba tiếng tiền vật liệu 400 USD, tôi kiếm 1600 USD trong ba tiếng. Giờ thì biết thế nào là “work smarter not harder”. Ngồi nhớ lại thời 10 USD/giờ, một bước lớn với tôi.

Cuối năm thu nhập khá cao, sở thuế gởi cho một thông báo, số tiền thuế tôi phải đóng còn hơn cả lương một năm người thường. Thế là chạy đi gặp kế toán, giảm được một số và hắn bảo năm sau gặp hắn từ đầu sổ sách cứ giao cho hắn. Lo xong sở thuế, có tiền dư ra đành đem vào ngân hàng đem cho người tư vấn đầu tư. Và lại học ra nhiều thứ, tiền lời từ chứng khoán không tính như thu nhập bình thường. Lời 100 đồng thì chỉ có 50 đồng chịu thuế. Và thế là tôi bước vào giai đoạn dùng tiền kiếm tiền. Làm nhiều thế nào cũng xảy ra rắc rối thưa kiện, sau đó thì lại phải kiếm luật sư. Thế là mỗi lần làm đều phải có hợp đồng kỹ càng, và hợp đồng giao cho luật sư viết. Rồi học được bảo hiểm, tôi mua bảo hiểm cho công việc của tôi, cho khách hàng của tôi, có chuyện gì bảo hiểm sẽ chi trả, thế là tôi bảo vệ tài sản của tôi khỏi sự may rủi.

Tôi viết có nhiều người không tin, nhưng có năm không những tôi không đóng mà sở thuế phải trả lại tiền cho tôi. Đơn giản nhất là đem chiếc xe hơi ra khỏi Canada, sở thuế sẽ phải trả lại tiền thuế 13% trên giá trị còn lại của chiếc xe hơi.

Giờ tôi chơi qua tàu, phải nói món này tốn tiền, tiền bến bãi, tiền bảo dưỡng, dầu chạy máy nhưng Canada có những hồ nước ngọt cực lớn nên khá là thú vị khi đi bằng du thuyền.

Tóm lại, Canada có thể phù hợp với bạn có thể không. Người càng học hỏi càng suy nghĩ nhiều thì tiền sẽ càng nhiều. Đồng ý là phải có chút may mắn, nhưng quốc gia này không phát triển dựa trên sự may rủi, bạn cũng đừng than thở mình nghèo vì xui. Có người bảo tôi giàu, nhưng tôi bảo tôi quen biết nhiều người Việt còn giàu hơn tôi rất nhiều. Tôi thấy hạnh phúc chứ tôi không thấy tôi giàu.

Bạn có thể sống cuộc sống chúng tôi gọi là “Canadians live paycheck to paycheck”. Đi làm lĩnh lương sống hết tháng là hết tiền, lại chờ lĩnh lương. Không cần nghĩ nhiều, con cái có chính phủ lo, về già chính phủ cũng lo, bệnh tật chính phủ lo và rất đơn giản là chính phủ sẽ thu tiền của bạn để lo còn bạn thì không có tiền. Hay bạn chọn cách sống là bạn chiếm phần lo nghĩ thì bạn sẽ có tiền.

Hãy suy nghĩ, hành động và chọn cho mình cách sống riêng như tôi làm. Tôi chơi đến nỗi vợ tôi than phiền rằng một năm tôi chơi hết nửa năm. Tôi làm đúng 6 tháng còn lại tôi có tiền từ đầu tư, tiền cho thuê nhà, tiền cổ phiếu… Tôi chỉ nói về ý kiến của tôi, còn nhìn nhận tốt xấu là do bản thân mỗi người. Chúc những ai đang hành động sẽ thành công, những ai đang suy nghĩ hãy hành động, và những ai chưa từng nghĩ hãy bắt đầu suy ngẫm 

Sưu Tầm

Định cư Canada đang được người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có cả những cường quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc hay người dân tại các quốc gia Châu Âu, Việt Nam chúng ta cũng nằm trong số đó. Định cư tại một nước phát triển như Canada, nơi có nền chính trị kinh tế xã hội ổn định, luôn là niềm mong mỏi và mơ ước của mỗi người. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, thật sự, không phải điều đơn giản. Bởi lẽ, chúng ta cần phải tìm hiểu và xác định được những nhóm vấn đề sau:

nhomcauhoi
Nhóm vấn đề 1: Các bạn có đủ điều kiện định cư hay không?
Để trả lời câu hỏi này, tự bản thân chúng ta cần trả lời các câu hỏi nhỏ sau:
  1. Quốc tịch của chúng ta? (Có nhiều bạn tự hỏi về sự cần thiết của câu hỏi này, nhưng thực tế, có nhiều bạn có Quốc tịch khác với Việt Nam).
  2. Chúng ta đang ở độ tuổi nào? (Thường thì 20-29 tuổi sẽ là độ tuổi rất đẹp, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào chương trình định cư mà các bạn lựa chọn).
  3. Gia đình các bạn có ai đã có Quốc tịch hay Thường trú nhân tại Canada chưa? (Trong phạm vi bố mẹ, anh chị em, con cái).
  4. Lý do các bạn muốn đến Canada để làm gì (Đoàn tụ gia đình, kiếm một công việc tốt hơn, đầu tư một dự án, hoặc tìm kiếm công việc giúp việc?).
  5. Tỉnh bang nào các bạn định sẽ chuyển đến (Quebec sẽ khác với các tỉnh bang còn lại của Ontario)
  6. Khả năng ngôn ngữ của các bạn? (Canada có hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp).
  7. Kinh nghiệm làm việc của các bạn? (Chỉ tính các công việc toàn thời gian – trung bình 30 giờ/tuần; và xác định xem công việc đó của các bạn có nằm trong danh mục NOC 2011 hay không – nhóm O, A và B).
  8. Giá trị tài sản ròng mà các bạn có là bao nhiêu? (Có thể sẽ phù hợp để các bạn định cư theo dạng đầu tư).
Khi các bạn trả lời rõ ràng những câu hỏi trên, các bạn phần nào đã biết mình phù hợp với dạng định cư nào tại Canada.

Hiện tại, ở Canada có hơn 60 chương trình định cư, bao gồm của Liên Bang và của Tỉnh bang, để tiện theo dõi, gotoCanada.vn chia các chương trình định cư thành những nhóm như sau:

A/ Chương trình định cư thuộc diện tay nghề (Lao động kỹ năng tay nghề liên bang - Federal skilled workers (FSW), Lao động có tay nghề chuyên môn - Federal skilled trades (FST) và Lao động có kinh nghiệm làm việc tại Canada - Canadian Experience Class – (CEC)) xét duyệt dựa trên hệ thống Express Entry (EE).
B/ Chương trình định cư thuộc diện chọn lựa lao động kỹ năng tại Tỉnh bang Quebec (Quebec-selected skilled workers).
C/ Chương trình định cư thuộc diện bảo lãnh của Tỉnh bang (Provincial nominees).
D/ Chương trình định cư thuộc diện khởi nghiệp (Star-up visa).
E/ Chương trình định cư thuộc diện tự kinh doanh (Self-employed).
F/ Chương trình định cư thuộc diện đầu tư (Immigrant Investors).
G/ Chương trình định cư thuộc diện đoàn tụ gia đình (Family sponsorship).
H/ Chương trình định cư thuộc diện tỵ nạn (Refugee).
I/ Chương trình định cư thuộc diện làm việc nhà-quản gia (Caregivers).

Trong từng chương trình lớn sẽ có các chương trình định cư nhỏ. Trong những bài viết sau, dựa trên từng trường hợp cụ thể hoặc sự cần thiết, gotoCanada.vn sẽ có bài viết cụ thể, đầy đủ và rõ ràng hơn về một trong các chương trình định cư trên.
Nhóm vấn đề 2: Cách thức tiến hành nộp đơn ra sao?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần phải nhìn vào thực tế "Loại chương trình định cư nào mà chúng ta đủ điều kiện để nộp đơn?". Với hầu hết các chương trình, việc đầu tiên chúng ta cần xác định mình có đủ điều kiện hay không? Những điều kiện này được đánh giá dựa trên những tiêu chí khác nhau như: Độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, trình độ ngoại ngữ, tình trạng hôn nhân, quốc tịch của bạn, tổng giá trị tài sản ròng của bạn... Sau khi đã xác định được, chúng ta sẽ chuẩn bị các giấy tờ và mẫu đơn để tiến hành hồ sơ và nộp hồ sơ lên Tổ chức di dân quốc tế (IOM) – cơ quan đại diện cho Lãnh sự quán Canada tiếp nhận hồ sơ thị thực visa.
Nhóm vấn đề 3: Các bạn có cần thuê người đại diện trợ giúp trong suốt quá trình xin visa định cư?
Trên thực tế, với sự hiểu biết đủ đầy về kiến thức luật pháp và kỹ năng ngôn ngữ tốt, các bạn hoàn toàn có thể tự bản thân mình chuẩn bị đầy đủ, chu đáo và rõ ràng tất cả các giấy tờ hồ sơ, mẫu đơn để xin thị thực visa mà không cần sự trợ giúp của Các công ty tư vấn, Luật sư hay các công chứng viên. Tuy nhiên, định cư là một việc hệ trọng, rất quan trọng trong việc chuẩn bị hồ sơ rõ ràng. Với áp lực cuộc sống và nghề nghiệp hiện tại của các bạn, việc trả một số tiền để có được sự trợ giúp đầy đủ, rõ ràng và minh bạch từ phía các đơn vị tư vấn, luật sư hay công chứng viên, không phải là một điều không nên làm. Với những hiểu biết và kinh nghiệm chuyên môn chuyên về lĩnh vực di trú, họ sẽ có cái nhìn tổng quan và hướng xử lý các hồ sơ, đặc biệt là các hồ sơ cần hoàn thiện hơn ở một vài khía cạnh nào đó.

Người đại diện có thể là bất kỳ ai, Luật sư, tư vấn viên đã có quốc tịch hoặc thường trú nhân, bạn bè, người thân trong gia đình,... Tuy nhiên, tựu chung lại có hai (02) nhóm người đại diện. Người đại diện được phép thu phí và người đại diện không được phép thu phí.

Người đại diện được phép thu phí: đây là những người có bằng luật sư và trợ lý luật uy tín tại các tỉnh bang và vùng lãnh thổ của Canada, công chứng viên tại Quebec hay các tư vấn viên về quốc tịch và định cư uy tín thuộc ICCRC. Các công ty tư vấn liên quan đến vấn đề định cư sẽ có ít nhất một người làm việc hoặc (và) là đối tác với công ty.

Người đại diện không được phép thu phí: đây có thể là bạn bè, người thân, một tổ chức phi lợi nhuận, một nhóm tôn giáo hoặc một công ty tư vấn dịch vụ.

Cả hai (02) nhóm người này đều có đầy đủ quyền để đại diện cho thân chủ trước những phán quyết bất lợi (nếu có) của tòa án.
Nhóm vấn đề 4: Tự bảo vệ mình trước các hành vì gian dối
Gian dối ở đây được hiểu theo cả chủ quan và khách quan.
Theo chủ quan: Đó là việc các bạn cố tình tạo ra các hồ sơ giả mạo, hoặc đơn giản là thực hiện kết hôn giả, chứng minh các mối quan hệ giả,... Những điều này đặc biệt nghiêm trọng, hồ sơ của các bạn nếu bị phát hiện, sẽ bị cấp nhập cảnh vào Canada trong vòng hai (02) năm.

Theo khách quan: Các bạn có thể không nắm rõ hồ sơ của mình mà giao toàn bộ cho người đại diện, và không hay biết người này đã làm gì trước khi nộp đơn xin thị thực (có thể họ sẽ làm giả giấy tờ của các bạn mà các bạn không hay biết). Tuy nhiên, Lãnh sự quán nếu phát hiện, thì người chịu trách nhiệm và thiệt hại lớn nhất vẫn là các bạn. Ngoài ra, ở đây còn một số trường hợp như: các bạn bị lừa đảo thông qua email hoặc điện thoại mạo nhận từ CIC hoặc CRA.

***Lời khuyên ở đây, cần đồng hành với người đại diện của bạn.
Nhóm vấn đề 5: Kháng cáo!
Đây là việc mà các bạn cần phải chuẩn bị tinh thần nếu như có vấn đề xảy ra. Tổ chức mà các bạn có thể chống án-kháng án nhằm phản bác lại các quyết định bất lợi cho mình là Phòng kháng án về di cư (IAD). Các loại kháng cáo mà IAD thường tiếp nhận là: kháng cáo về bảo lãnh (SA), kháng cáo lệnh trục xuất (ROA) và quyền công dân (ROA). Trong đó, đối với kháng cáo về bảo lãnh và trục xuất, sẽ có sự tham gia phán quyết bởi Bộ Di trú và Tỵ nạn Canada; còn kháng cáo về quyền công dân sẽ có sự tham gia của Bộ Quốc tịch và Di trú Canada.
Nhóm câu hỏi 6: Chuẩn bị cho cuộc sống tại Canada
Chuẩn bị cho cuộc sống tại Canada nên lên kế hoạch trong thời gian dài. Trong đó, các bạn nên chuẩn bị một số việc như: tìm việc, đánh giá bằng cấp đã có tại nước sở tại, học tiếng Anh và/hoặc tiếng Pháp và suy nghĩ những gì các bạn mong muốn khi đến Canada như kinh tế, xã hội hay môi trường sống; chuẩn bị tài chính để đảm bảo cho cuộc sống ban đầu; nhớ mang sẵn theo các loại giấy tờ cần thiết như giấy khám sức khỏe, giấy thông hành, giấy tờ chứng minh các loại tài sản, tài chính và tìm kiếm các tổ chức giúp đỡ người mới nhập cư tại vùng các bạn chuẩn bị sinh sống.

Sưu Tầm

Theo quy định của pháp luật Việt nam, người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực. Thị thực (hay thị thực xuất nhập cảnh,  tiếng Anh: visa) là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của đương đơn. Một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự.

Tuy nhiên để tạo thuận  lợi cho một số trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam được miễn thị thực . Miễn thị thực  là trường hợp quốc gia có quy chế cho phép một số đối tượng đặc biệt được phép xuất nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh.

Các đối tượng miễn thị thực là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh hoặc một số đối tượng khác theo quy chế miễn thị thực đơn phương và song phương của Việt Nam.

1. Các trường hợp người nước ngoài được miễn thị thực vào Việt Nam

- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật xuất nhập cảnh.

-  Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

-Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
- Công dân nước ngoài được Việt Nam Đơn phương miễn thị thực bao gồm 07 nước là Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc (HCPT), Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển (không phân biệt loại hộ chiếu) và cho quan chức Ban thư ký ASEAN

- Công dân nước ngoài mà  chính phủ Việt Nam song phương miễn thị thực như các nước ASEAN và một số quốc gia khác theo điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết


2. Đối tượng được miễn thị thực

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu có đủ các điều kiện:

- Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

- Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. Các trường hợp bị hủy giấy miễn thị thực

- Người được cấp Giấy miễn thị thực sau đó nếu bị phát hiện những vấn đề không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 2 Quy chế này sẽ bị hủy Giấy miễn thị thực.

- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc hủy Giấy miễn thị thực đối với người được cấp đang ở nước ngoài. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an; lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) tại cửa khẩu thực hiện việc hủy Giấy miễn thị thực đối với người được cấp đang tạm trú ở Việt Nam hoặc đang ở cửa khẩu Việt Nam.

- Trường hợp Giấy miễn thị thực bị hủy, phí xử lý hồ sơ sẽ không được hoàn trả.

Sưu Tầm

Chỉ có Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha chấp nhận visa du lịch cho các du khách có quốc tịch Việt Nam.

Schengen là tên một thị trấn nhỏ ở Luxembourg nằm cạnh biên giới Pháp và Đức, nơi các thành viên Liên minh châu Âu ký kết Hiệp ước Khối biên giới chung châu Âu tháng 6/1985 với 7 nước tham gia đầu tiên. Hiện có 25 quốc gia thành viên tham gia Khối biên giới chung Schengen gồm Áo, Đức, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Iceland, Italy, Luxembourg, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hà Lan, Hungary, CH Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia và Thụy Sĩ. Công dân Việt Nam nếu có visa Schengen sẽ được đi lại trong 25 quốc gia thành viên của khối này.
 
Phần lớn các nước trong khối Schengen không chấp nhận cấp visa du lịch tự do cho công dân Việt Nam mà cần có giấy mời của người bảo lãnh, ngoại trừ Pháp, Italy, Hà Lan  Tây Ban Nha. Vì vậy, nếu muốn xin visa du lịch châu Âu, bạn có thể đến Đại sứ quán hoặc trung tâm tiếp nhận visa của một trong 4 nước này tại Hà Nội hoặc TP HCM. Lưu ý khi làm thủ tục giấy tờ, nếu bạn nộp đơn xin cấp visa ở Đại sứ quán nước nào thì nước đó phải là điểm đến đầu tiên (first destination) trong khối Schengen hoặc là nơi lưu trú dài ngày nhất trong chuyến đi (main destination).
visa-1376460674_600x0.jpg
Ngoài các giấy tờ cơ bản, lưu ý một số chi tiết càng chu đáo, đầy đủ, cơ hội được cấp Visa sẽ tốt hơn.
Các giấy tờ cần thiết (tất cả đều phải dịch sang tiếng Anh)
Hồ sơ xin cấp visa tùy theo yêu cầu từng đại sứ quán, nhưng thông thường gồm có:
- Tờ khai xin visa Schengen (điền bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước đó).
- Hộ chiếu có hiệu lực, được cấp không quá 10 năm, còn giá trị ít nhất ba tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Shengen, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản sao tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).
- Ảnh theo tiêu chuẩn của các sứ quán, trên nền trắng, kích thước 3,5x4,5cm.
- Xác nhận của ngân hàng bằng tiếng Anh về tài khoản cá nhân hoặc sổ tiết kiệm, xác nhận số tiền trong thẻ tín dụng, xác nhận chủ sở hữu của debit card, xác nhận sở hữu cổ phiếu... Bạn cần chứng minh có đủ số tiền cho chuyến đi tối thiểu 70 euro/người/ngày nhân với số ngày dự kiến. Số dư trong tài khoản của bạn càng nhiều càng tốt (tối thiểu 5.000 USD) và cùng lúc sử dụng nhiều loại thẻ càng tốt, nếu thẻ hạng bạch kim càng có lợi thế.
- Một số giấy tờ chứng minh khả năng tài chính khác như: chứng từ về chủ quyền tài sản (sở hữu nhà cửa, đất đai…), chứng từ về thu nhập lợi tức: cổ đông công ty, nhà cho thuê (nếu có), giấy xác nhận mức lương, giấy phép kinh doanh nếu là chủ doanh nghiệp.
- Hành trình rõ ràng nêu chi tiết lộ trình chuyến đi và thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia trong khối Schengen.
- Bằng chứng về nơi lưu trú: xác nhận đặt phòng khách sạn có ghi rõ ngày và thời gian lưu trú.
- Các loại giấy tờ chứng minh đã đặt các dịch vụ khác cho chuyến đi (nếu có) như vé máy bay nội địa trong châu Âu, vé tàu hoả, vé vào cửa tham quan các công trình kiến trúc, vé thăm bảo tàng, vé tham dự hoà nhạc...
- Đặt chỗ vé máy bay khứ hồi.
- Bảo hiểm y tế du lịch cho toàn bộ thời gian dự định lưu trú, có giá trị cho tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen với mức trách nhiệm tối thiểu là 30.000 euro (khoảng 850 triệu đồng).
* PhápCác địa điểm tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa Schengen
- Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội: 57 Trần Hưng Đạo. Phòng thị thực mở cửa tiếp khách từ 8h30 tới 11h45 từ thứ hai tới thứ sáu. Hồ sơ xin thị thực chỉ được tiếp nhận khi đã đặt hẹn trước qua điện thoại theo số (04) 3944 5700.
- Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Pháp tại TP HCM: 27 Nguyễn Thị Minh Khai. Người xin visa phải đích thân nộp hồ sơ tại Tổng Lãnh sự quán Pháp. Không xem xét hồ sơ gửi qua đường bưu điện, fax hay thư điện tử. Tất cả các đương đơn phải lấy hẹn tại đây. Số điện thoại liên hệ (08) 3520 6800.
* Italy
- Đại sứ quán Italy tại Việt Nam: số 9 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội. Thời gian từ thứ hai đến thứ sáu, sáng 8h30 - 13h và chiều 14h - 17h. Số điện thoại liên hệ (04) 3825 6246 hoặc (04) 3825 6256.
- Trung tâm nộp hồ sơ xin thị thực Italy, Tòa nhà Resco, số 94 - 96 phố Nguyễn Du, quận 1, TP HCM. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sáu, buổi sáng từ 8h30 đến 12h00 và buổi chiều từ 13h đến 16h. Đăt hẹn qua tổng đài số (08) 3939 0890.
Italy, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha là các nước chấp nhận cấp visa du lịch cho công dân Việt Nam. Ảnh: telegraph
Italy, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha là các nước chấp nhận cấp visa du lịch cho công dân Việt Nam. Ảnh: telegraph
* Hà Lan
- Đại sứ quán Hà Lan tại tầng 6 Deaha Office Tower, 360 Kim Mã, Hà Nội. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sáu, sáng 9h - 12h và chiều 13h - 17h. Số điện thoại liên hệ (04) 3831 5650.
Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại Saigon Tower, Suite 901, 29 Lê Duẩn, TP HCM. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sáu, sáng 9h - 12h và chiều 12h30 - 16h30. Điện thoại (08) 3823 5932.
* Tây Ban Nha
- Đại sứ quán Tây Ban Nha tại số 4 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội. Thời gian từ thứ hai đến thứ sáu, nộp hồ sơ từ 9h đến 12h, trả kết quả từ 14h đến 15h. Điện thoại liên hệ (04) 3771 5207. Không cần đặt hẹn trước.
- Trung tâm nộp hồ sơ xin thị thực Tây Ban Nha, Tòa nhà Resco, số 94 - 96 phố Nguyễn Du, Quận , TP HCM. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sau, buổi sáng từ 8h30 đến 12h và buổi chiều từ 13h đến 16h. Liên hệ bộ phận visa (08) 3939 0895. Không cần đặt hẹn trước.
Lệ phí visa
Mức lệ phí phải trả khi xét hồ sơ visa Schengen du lịch (ngắn hạn) là 60 euro, được quy đổi ra tiền VNĐ theo tỷ giá quy định bởi Đại sứ quán và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.
Thời gian xét duyệt
- Thông thường là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày nếu hồ sơ cần được xác minh thêm. Trong vài trường hợp đặc biệt, việc xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng.
- Nếu là lần đầu xin visa Schengen, bạn nên nộp sớm để đảm bảo cho việc khởi hành đúng lịch trình.
Theo Ngôi Sao

Cùng tham khảo những bước dưới đây để có thể xin visa cũng như lên kế hoạch chi tiết cho chuyến du lịch châu Âu một cách đơn giản nhất nhé.


1. Xin visa châu Âu (khối Schengen)
Phần lớn các nước trong khối Schengen không chấp nhận cấp visa du lịch tự do cho công dân Việt Nam mà cần có giấy mời của người bảo lãnh, ngoại trừ Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha. Vì vậy, nếu muốn xin visa du lịch châu Âu, bạn có thể đến Đại sứ quán hoặc trung tâm tiếp nhận visa của một trong 4 nước này tại Hà Nội hoặc TP HCM. Lưu ý khi làm thủ tục giấy tờ, nếu bạn nộp đơn xin cấp visa ở Đại sứ quán nước nào thì nước đó phải là điểm đến đầu tiên (first destination) trong khối Schengen hoặc là nơi lưu trú dài ngày nhất trong chuyến đi (main destination).
Giấy tờ thủ tục: xem danh sách các giấy tờ cần chuẩn bị ở đây.
Bạn phải có đầy đủ các booking từ máy bay khứ hồi cho tới khách sạn. Nếu đi tàu thì cũng không cần. Phải có lịch trình du lịch rõ ràng.
Gợi ý: Lịch trình du lịch và giấy tờ đặt khách sạn để làm visa có thể làm khác với lịch trình bạn đi nếu muốn xin visa nhanh vì xin được visa là bước quan trọng nhất. 
Lưu ý khi làm lịch trình: bạn xin visa ở đại sứ quán nào thì bạn phải ở nước đó dài ngày nhất và nên chọn đó là điểm đến đầu tiên. 
Để có thể làm bộ hồ sơ xin visa nhanh:
- Bạn nên đặt khách sạn ở booking.com, chọn những khách sạn cho phép hủy đặt phòng miễn phí, chỉ khi nào ở mới tính tiền. 
- Book vé máy bay bạn nên nhờ bên đại lý bán vé để giữ chỗ sau đó hủy vé (nếu bạn thực sự không muốn mua vé đó). Việc hủy có thể tốn phí tuy nhiên không đáng kể so với tiền vé máy bay. 
- Đi lại giữa các nước thì nên đi tàu cho tiện lại đỡ tốn tiền mua vé máy bay nhiều.
visa.jpg
Ngoài các giấy tờ cơ bản, lưu ý một số chi tiết càng chu đáo, đầy đủ, cơ hội được cấp Visa sẽ tốt hơn.
Nên xin ở Đại sứ quán nước nào:
Nguyên tắc là các nước Bắc Âu thì khó hơn Nam Âu. Trong các nước Nam Âu thì xin ở Pháp, Tây Ban Nha không có gì khó khăn, trừ việc Tây Ban Nha phải thị thực hóa hộ khẩu và các giấy tờ khác nên mất công hơn. Tuy vậy, nếu xin Tây Ban Nha thì bạn hoàn toàn có thể xin bất kỳ ở đâu, TP HCM và Hà Nội. Với visa Pháp, nơi nộp hồ sơ sẽ phụ thuộc vào nơi cấp hộ chiếu. Nếu hộ chiếu của bạn được cấp ở Hà Nội (dù bạn sống ở TP HCM), bạn vẫn phải nộp hồ sơ visa ở Hà Nội. Hộ chiếu cấp tại các tỉnh thành khác phụ thuộc vào vùng miền. 
Thời gian xét duyệt:
Thông thường là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày nếu hồ sơ cần được xác minh thêm. Trong vài trường hợp đặc biệt, việc xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng. Nếu xin ở Pháp thì phải hẹn trước vài ngày và phải phỏng vấn vài câu đơn giản về lịch trình. Nếu bạn nào cần xin gấp thì nên nhờ đại lý du lịch xin. Có thể lấy visa trong 2 ngày.
Chi phí xin visa: 
- Nếu tự xin thì chi phí là 60 Euro. Được quy đổi ra tiền VND theo tỷ giá quy định bởi Đại sứ quán và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.
- Nếu sử dụng agency để xin visa, phí dịch vụ thường là 80 USD/lần, chưa tính phí xin visa châu Âu nói trên.
Lịch trình mẫu bạn xin visa Đại sứ quán Tây Ban Nha bạn có thể tham khảo tại đây.
2. Lên lịch trình
Đây là giai đoạn mất thời gian và công sức rất nhiều, đòi hỏi sự kiên nhẫn và sáng suốt. Công việc bao gồm:
Các nước và thành phố nên đi
chau-au.jpg
Thành phố Copenhaghen, Đan Mạch là một trong những điểm đến quyến rũ ở châu Âu. Ảnh: Huffington Post.
Chuyến đi châu Âu nên kéo dài ít nhất 2 tuần và 3 nước. Tuy nhiên nếu đi 5 nước, việc lên kế hoạch lại càng vất vả nên bạn nên cân nhắc trước khi quyết định. Nên đi 3-4 nước trong đó thăm khoảng 5-6 thành phố cho 2 tuần là hợp lý nhất.
Các nước nên đi: châu Âu chia làm 4 phần: Đông, Tây , Nam , Bắc và bộ phận Trung Âu (giao giữa Đông và Tây Âu).  Nên đi Nam Âu trước vì vui hơn, biển đẹp và nhiều cái để xem hơn ví dụ như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp. Bắc Âu (Hà Lan, Anh, Thụy Điển) khí hậu khắc nghiệt và mọi thứ đắt đỏ hơn. Tây Âu (Đức, Bỉ, Monaco), Đông Âu thì có Nga.
Tips: bạn nên xem trong những ngày bạn đi có lễ hội nào ở châu Âu nào thú vị hãy đến nước đó. Ví dụ lễ hội bia Oktoberfest ở Munich (20/9-5/10) nên tới Munich một ngày chỉ vì lễ hội đó. Rất vui! 
Lưu ý: Nên sắp xếp đi như thế nào để tiện đi lại giữa các nước gần nhau.
Các thành phố nên đi: Rome, Venice, Paris, Praha, Munich.
Trung Âu thì có thành phố Budapest, Prague (Praha) cũng rất đẹp nhưng hơi buồn. Praha thì cũng rẻ so với các nước khác và tương đương hạng sang ở Việt Nam. Cũng có rất nhiều bạn thích Tây Âu: Luxemburg và Áo (thành phố Vienna). 
Ngoài ra theo Wikipedia thì 6 thành phố mà dân du lịch hay đi ở châu Âu là: Paris, London, Berlin, Rome, Madrid và Prague.
Thời gian nên đi: mùa cao điểm du lịch châu Âu là từ tháng 4 đến 6 rất đông dân châu Á và thời tiết thường khá nóng. Để vào tham quan các điểm du lịch mọi người phải xếp hàng dài. Mình đi tháng 9 nên thấy không đông, đi không phải xếp hàng nhiều (cùng lắm là 30 phút ở nhà thờ St. Peter - Vatican), thời tiết cũng mát mẻ, se se lạnh. Đi vào các tháng mùa đông, mùa xuân thì chắc ít khách vì khá lạnh.
Lịch trình chi tiết ở từng thành phố: bạn có thể tham khảo lonelyplanet.com hoặc thoải mái hơn thì đến đó hỏi tourist point là ra ngay, tiện thể xin luôn một cái bản đồ.
Bạn có thể tham khảo thêm lịch trình chi tiết của mình ở đây (mục Itinerary).
Hoàn thành được hai bước cơ bản này là bạn đã tiến gần tới trời Âu rồi.
Theo Ngôi Sao

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig1]

Thời Trang

[Thoi-trang][fbig2]

Du Lịch

[Du-lich][hot]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.