Latest Post

[Lam-dep][slider1]

Vấn đề xin visa thường khá khó khăn với những nước văn minh, tiên tiến như Australia, Mỹ. Chuẩn bị kỹ giấy tờ, giữ tâm lý vững vàng và luôn trung thực khiến bạn suôn sẻ hơn trong quá trình xin visa du lịch.

Nắm rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn

Việc nắm rõ thời gian, địa điểm giúp bạn chủ động hơn trong việc đi lại và bình tĩnh bước vào buổi phỏng vấn, không bị hấp tấp vội vàng.

Đến muộn là điều tối kỵ khi phỏng vấn xin visa hay trong bất cứ cuộc phỏng vấn quan trọng nào vì nó gây ấn tượng xấu ngay từ đầu với người phỏng vấn. Cố gắng đến sớm trước giờ hẹn ít nhất 10 phút để có sự chuẩn bị tâm lý lẫn ngoại hình, giúp bạn dễ dàng giữ được vẻ tự tin, thân thiện, gần gũi.

Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Không ai quy định rạch ròi về những điểm này nhưng nếu có tác phong, vẻ ngoại hình tốt, bạn vẫn có cơ may được đánh giá cao khi phỏng vấn.

phong-van1-3180-1378955703.jpg
Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Ảnh: atlantic

Chuẩn bị kỹ giấy tờ

Một yếu tố khiến việc xin visa trở nên khó khăn xuất phát từ khâu chuẩn bị hồ sơ.  Bạn nên chuẩn bị hồ sơ thật kỹ, đáp ứng đủ 3 yếu tố: đầy đủ, rõ ràng (dễ xác minh, đối chiếu) và trung thực.

Một kế hoạch rõ ràng cho những ngày lưu lại nước ngoài. Đây là việc rất quan trọng dù đại sứ quán không yêu cầu vì nó chứng minh việc bạn có ý định du lịch thực sự. Bạn hãy làm một kết hoạch càng chi tiết càng tốt.

Nhiều bạn thường bỏ qua bảo hiểm du lịch. Thông thường, bảo hiểm du lịch phải trả tiền mua riêng, nhưng bạn sẽ được hoàn trả nếu không xin được visa.

Những yêu cầu trong danh sách chứng minh tài chính cố gắng làm càng “hoành tráng” càng tốt. Bạn nên đưa hết vào danh sách những tài sản mà bạn sở hữu như nhà cửa, xe cộ, đất đai, tiền gửi ngân hàng...

Nếu như bạn đi kèm vợ hoặc chồng, cùng nộp hồ sơ với nhau, có những thứ chỉ cần một bản duy nhất. Đó là những giấy tờ chứng nhận “của chung” như: sổ đỏ, đăng ký kết hôn, giấy tờ nhà đất, tài sản...

Nếu đi thăm thân qua con đường du lịch, hồ sơ không thể thiếu hợp đồng du lịch với công ty mà bạn đã mua tour, chương trình tour... Qua đó, bạn đã phần nào chứng minh được mục đích rõ ràng của chuyến đi và khả năng tài chính của mình.

Chuẩn bị trước một số câu hỏi

Thông thường ở các đại sứ quán thường có một một vài những câu hỏi quen thuộc, như thông tin về bản thân, sở thích, gia đình, và khả năng tài chính. Các câu hỏi liên quan đến vấn đề tài chính và việc bạn sẽ lưu lại ở nước ngoài bao lâu cũng như ý định quay trở về Việt Nam thường được các nhân viên sứ quán "đào" sâu hơn. Bạn hãy tập trước những câu hỏi này để trả lời một cách rành mạch và tự tin.

Giữ tâm lý vững vàng

Hãy hít thở thật sâu trước khi vào phỏng vấn để lấy sự bình tĩnh. Hãy tạo ra phong cách thoải mái, đừng quá căng thẳng sẽ khiến cuộc phỏng vấn của bạn không như mong muốn.

Bạn hãy luôn tỏ ra thân thiện, dễ gần và đừng quên mỉm cười.

Chủ động trong mọi câu trả lời

Bạn hãy trả lời phỏng vấn thật chính xác và ngắn gọn. Câu hỏi đơn giản nhưng bạn cung cấp được thông tin thú vị sẽ giúp gây ấn tượng mạnh với người phỏng vấn. Bạn chỉ cung cấp lượng thông tin cần thiết, tránh nói lan man, dài dòng.

visa1-5618-1378955703.jpg
Để thuyết phục viên chức phỏng vấn tin rằng bạn không có ý định lưu lại đất nước bạn muốn đến, hãy chứng minh sự trở về bằng những mối quan hệ ràng buộc như gia đình, công việc. Ảnh: yeudulich

Trung thực khi trả lời

Có nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa chỉ vì sơ suất trả lời không khớp với hồ sơ hoặc trả lời sai khi nghe không rõ câu hỏi. Trong trường hợp này, bạn nên yêu cầu viên chức lãnh sự nhắc lại câu hỏi hoặc im lặng chứ không nên vội vàng trả lời ngay.

Không nên “phóng đại” một số khả năng, kinh nghiệm của mình và nhất là khả năng tài chính. Đây là sai lầm lớn vì thực ra, hầu hết thông tin này đã có hết trong hồ sơ của bạn, kèm theo cả các giấy tờ chứng thực.

Để thuyết phục viên chức phỏng vấn tin rằng bạn không có ý định lưu lại đất nước bạn muốn đến, hãy chứng minh sự trở về bằng những mối quan hệ ràng buộc như gia đình, công việc, là những yếu tố được quan tâm khi duyệt xét visa.

Làm gì khi bị từ chối cấp visa?

Nếu từng bị từ chối cấp visa, bạn có thể làm lại các toàn bộ thủ tục tương tự như lần phỏng vấn đầu tiên, bao gồm đóng lại lệ phí và đăng ký ngày hẹn phỏng vấn mới.

Tuy nhiên, theo nhiều lời khuyên từ những người có kinh nghiệm, trừ khi hồ sơ có sự thay đổi đáng kể, bạn không nên nộp hồ sơ phỏng vấn lại trong vòng 6 tháng kể từ khi bị từ chối.

Theo VNE

Visa Schengen là visa cho phép bạn được nhập cảnh vào 26 quốc gia nằm trong khối Schengen. Hiệp định của khối Schengen được thực thi từ ngày 26/03/1995. Những nước thuộc khối Schengen yêu cầu khách du lịch xin một visa chung, cho phép nhập cảnh vào khối. Những nước này đã đạt thỏa thuận chung về điều kiện được nhập cảnh và sử dụng cùng một mẫu đơn xin visa.


Kinh nghiệm xin visa du lịch Schengen

Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ có Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha là các quốc gia nhận hồ sơ xin visa du lịch tự do mà không cần người bảo lãnh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn xin visa của nước nào thì phải vào nước đó đầu tiên hoặc lưu trú tại đó lâu nhất. Ngoài những qui định tương đối chung chung đối với visa Schengen, tại mỗi sứ quán trong khối này có những qui định riêng khác nhau nữa. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một vài thông tin hữu ích giúp bạn dễ xin được visa Schengen hơn.


Đọc thêm: 


Đề xuất tiếp tục miễn thị thực cho 5 nước Tây ÂU



1. Hồ sơ xin visa Schenghen bao gồm những gì?


Bạn dựa vào các tiêu chí sau để xác định nộp ở sứ quán nào: đâu là điểm đến chính, đâu là nơi ở lâu nhất, đâu là điểm đến đầu tiên. Mỗi đại sứ quán có thể có yêu cầu riêng biệt cho visa, tuy nhiên thông thường, bạn phải chuẩn bị:


– 2 đơn xin thị thực (thường có sẵn trên website của đại sứ quán)


– Hộ chiếu có hiệu lực: là hộ chiếu còn giá trị ít nhất 3 ngày sau ngày rời điểm đến, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản sao các thông tin và các trang có dấu


– Ảnh theo tiêu chuẩn của từng sứ quán, chụp trên nền trắng, tóc vén sau tai, không dùng photoshop che các điểm nhận dạng


– Sao kê ngân hàng để chứng minh tài chính: tối thiểu 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng) và các giấy tờ chứng minh tài chính khác nếu có: giấy chứng thực tài sản, cổ phần, thu nhập… Giấy tờ chứng nhận khả năng tài chính cho thời gian lưu lại: sổ tiết kiệm (bản chính và bản sao), thẻ tín dụng quốc tế (kèm giấy xác nhận của ngân hàng và 1 bản sao của thẻ tín dụng)


– Chứng từ nghề nghiệp: Hợp đồng làm việc, hoặc giấy chứng nhận làm việc, giấy nghỉ phép, bảng lương 3 tháng cuối (đối với người làm nghề tự do : phải nộp giấy phép kinh doanh). Tất cả giấy tờ phải có bản dịch Anh hoặc Pháp


– Xác nhận phòng khách sạn hoặc giấy tờ bảo đảm của người quen ở nước định đến, bản chính và bản sao. Hoặc: giấy chứng nhận đón tiếp, giấy này xin tại toà thị chính ở nơi người mời cư trú (bản chính và một bản sao) + Bản khai thuế thu nhập, hóa đơn thuê nhà mới nhất và bảng lương 3 tháng gần nhất của người bảo lãnh


– Giấy đặt chỗ vé máy bay khứ hồi, có ngày đi và ngày về


– Bảo hiểm du lịch


– Bản sao sổ hộ khẩu


– Đối với người có quốc tịch khác Việt Nam: giấy thị thực hoặc thẻ lưu trú còn hạn ở Việt Nam


– Đối với trẻ em: giấy đồng ý của cha mẹ và bản sao giấy khai sinh có bản dịch Anh hoặc Pháp


– Đối với học sinh và sinh viên: giấy xác nhận của trường có bản dịch Anh hoặc Pháp


– 1 bản sao sổ gia đình và chứng minh thư hoặc thẻ cư trú của vợ chồng người bảo lãnh ở nước đến


– Giấy chứng nhận bảo hiểm cho thời gian lưu trú dự định, bảo hiểm này có hiệu lực trên các vùng thuộc khu vực Schengen và bao gồm các khỏan thanh tóan y tế khẩn, viện phí và hồi hương theo chỉ định y khoa và có hạn mức được bảo hiềm tối thiểu là 30.000 euro (bản chính + bản sao)


– Khi nhận visa, phải trình chứng từ bảo hiểm y tế trong thời gian lưu trú tại nước đến (do các hãng bảo hiểm cấp). Hạn mức được bảo hiểm tối thiểu là 30.000 euros và đối với tất cả các quốc gia trong khối Schengen.


2. Một số lưu ý khi nộp hồ sơ:


– Tùy theo mỗi đại sứ quán mà mức phí xin visa có thể dao động, nhưng thông thường là 60 euro/visa (khoảng 1,2 triệu đồng). Sứ quán thường yêu cầu trả bằng thẻ tín dụng.


– Người xin thị thực phải trực tiếp đến nộp đơn, không chấp thuận hồ sơ thị thực gửi qua bưu điện mà phải đặt lịch hẹn trước. Với Sứ quán Pháp: gọi điện đặt lịch; Sứ quán Đức: đặt lịch online…


– Đại sứ quán có thể yêu cầu bạn bổ sung giấy tờ


– Hồ sơ đầy đủ không có nghĩa sẽ đương nhiên được cấp thị thực


– Không nộp hồ sơ xin thị thực sớm hơn ba tháng trước ngày đi.


3. Thời gian xét duyệt visa


Thông thường thời gian xét duyệt một visa là 15 đến 30 ngày. Ở một số sứ quán, thời gian có thể kéo dài hơn tới 2 tháng, thậm chí sát ngày bay. Vì vậy tốt nhất là bạn nên gửi hồ sơ xin visa vào sứ quán càng sớm càng tốt.


4. Phỏng vấn xin visa


Phỏng vấn visa là một trong những khâu quan trọng của quá trình xin visa châu Âu. Rất nhiều người đã qua được đủ các bước nhưng vẫn trượt trong quá trình này và ngậm ngùi ở lại nước nhà. Tốt nhất, bạn nên trả lời phỏng vấn visa bằng tiếng Anh hoặc tiếng của đất nước mà bạn định đến. Nên trả lời rõ ràng về ý định du lịch cũng như khẳng định bạn chắc chắn sẽ trở về sau khi hết thời hạn đăng kí du lịch trên visa.


5. Những trường hợp khó xin visa

– Người có nhiều tiền, nhưng không có Chứng nhận đăng ký kinh doanh thì khó xin visa (khả năng là dân maphia,cá độ…)

– Những người có người thân đang sống hoặc làm việc tại một trong số những nước trong khối Schengen cũng khó xin visa (khả năng là đi đoàn tụ gia đình)


– Những người không vợ chồng, con cái, trẻ tuổi khả năng khó xin visa (khả năng là đi và không trở quay lại Việt Nam)


– Những người quá già yếu cũng khó xin visa (hình như người ta sợ ốm bệnh tại nước họ).


Tóm lại, đại sứ quán căn cứ vào hồ sơ chứng minh rằng bạn có nhiều mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam điều đó đồng nghĩa với việc bạn không muốn ở lại Châu Âu và sẽ trở về Việt Nam sau chuyến đi. Ví dụ:


– Hộ khẩu: chứng minh có nơi thường trú hợp pháp và có sự quản lý của nhà nước


– Đăng ký kết hôn + giấy khai sinh của con cái: chứng minh có gia đình, người thân ở Việt Nam


– Hợp đồng lao động + xác nhận bảng lương: chứng minh không phải thất nghiệp và có thu nhập hợp pháp; có tiền để trang trải chi phí ở nước ngoài


– Quyết định cho nghỉ phép đi du lịch hoặc công tác: chứng minh việc nghỉ là đàng hoàng có sự đồng ý của cơ quan chủ quản chứ không phải đi không phải phạm tội và đanh đinh bỏ trốn


– Đăng ký kinh doanh là chủ doanh nghiệp, sổ tiết kiệm, xác nhận số dư tài khoản, thẻ tín dụng có chức năng thanh toán quốc tế như visa, master…, sổ đỏ, cổ phiếu…: chứng minh có tài sản tại Việt Nam và có khả năng tài chính để thanh toán các khoản chi phí khi đi nước ngoài


– Tờ khai theo form mẫu đầy đủ, trung thực, đúng mục đích của chuyến đi


– Nếu là đi du lịch phải có kèm theo tờ xác nhận đặt phòng khách sạn + vé máy bay; nếu là đi mục đích công việc thì phải có thư mời của đối tác tiếp đón tại Châu Âu; nếu hộ chiếu công vụ phải có Công hàm bộ ngoại giao. Ngoài ra nếu được chấp nhận cấp visa, đương đơn phải mua bảo hiểm đi châu Âu (có thể là Bảo Việt, AA…)

Phỏng vấn xin visa có thể có các thời lượng khác nhau. Lãnh sự viên có thể chọn một nhóm câu hỏi để đánh giá xem sinh viên có đủ điều kiện để được cấp visa đi học tại Mỹ hay không


Dưới đây là một chuỗi các câu hỏi thường gặp trong một cuộc phỏng vấn xin visa. Mặc dù các câu trả lời tốt nhất là các câu trả lời đầy đủ và trung thực, việc chuẩn bị trước các câu trả lời này sẽ giúp bạn thực hiện cuộc phỏng vấn một cách trôi chảy và hiệu quả

Câu hỏi về cá nhân:

Xin chào! Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình!
Tên của bạn là gì? Tại sao bạn lại tới đây hôm nay?
Bạn năm nay bao nhiêu tuổi? Công việc của bạn là gì?
Bạn đã bao giờ được đi ra nước ngoài chưa?
Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi?
Bạn có ưa thích thể thao không? Bạn thích môn thể thao nào nhất?
Bạn đã bao giờ được cấp visa Mỹ chưa? Khi nào và đi với mục đích gì?
Bạn đã bao giờ bị từ chối visa Mỹ chưa? Khi nào, tại sao?

Câu hỏi về gia đình:

Tên của bố mẹ bạn là gì?
Bạn có anh chị em ruột nào không? Nếu có, họ tên là gì?
Bố mẹ của bạn bao nhiêu tuổi rồi?
Bạn có sống chung với bố mẹ không?
Bố mẹ hay anh chị em của bạn đã bao giờ đi nước ngoài chưa?
Có anh hoặc chị của bạn đi học/sống ở nước ngoài? Đi đâu và làm gì?

Câu hỏi về việc học tập ở Việt Nam:

Bạn đang học lớp mấy? Điểm số của bạn như thế nào?
Trường của bạn tên là gì?
Trường của bạn có bao nhiêu lớp?
Bạn học tốt/yếu nhất môn nào?
Môn học nào bạn yêu thích nhất? Tại sao bạn lại thích nó?
Sau giờ học bạn thường làm gì?
Ai là người thầy/cô mà bạn yêu thích nhất?
Hiệu trưởng trường của bạn tên là gì?

Câu hỏi về kế hoạch tại Mỹ:

Mục đích chuyến đi của bạn lần này là gì?
Tại sao bạn lại chọn du học tại Mỹ?
Bạn sẽ học tại trường học nào khi đến Mỹ?
Địa chỉ trường của bạn là gì?
Hãy kể cho tôi vài điều về trường của bạn?
Bao giờ bạn bắt đầu học?
Chuyên ngành mà bạn học ở đại học sẽ là gì?
Phí của chương trình này là bao nhiêu?
Bạn sẽ sống ở đâu khi sang Mỹ?
Câu hỏi về tài chính:

Bố mẹ bạn làm nghề gì?
Thu nhập hàng tháng của gia đình bạn là bao nhiêu?
Ai sẽ là người trang trải chi phí du học tại Mỹ cho bạn?
Bố mẹ bạn trả chi phí cho bạn bằng cách nào?
Bố mẹ bạn có tài khoản tiết kiệm ngân hàng hay không? Bao nhiêu?
Bố mẹ bạn có bao nhiêu nhà cửa đất đai?
Bố mẹ bạn sẽ cho bạn bao nhiêu tiền hàng tháng khi sinh sống ở Mỹ?

Nếu bố mẹ bạn đang làm việc cho một tổ chức cụ thể:

Bố mẹ bạn làm việc cho tổ chức nào?
Bố mẹ bạn đã làm cho công ty này bao lâu rồi?
Bạn có biết nơi bố mẹ bạn làm việc hay không? Địa chỉ là gì?
Công ty của bố mẹ bạn làm gì?

Nếu bố mẹ bạn có cơ sở kinh doanh riêng:

Hãy cho tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của bố mẹ bạn!
Có bao nhiêu nhân viên trong cơ sở kinh doanh của bố mẹ bạn?
Mổi tháng cơ sơ kinh doanh này kiếm được bao nhiêu tiền?
Bố mẹ bạn mở cơ sở kinh doanh này bao lâu rồi?

Nếu bố mẹ bạn có thu nhập từ việc cho thuê nhà:

Hãy cho tôi xem các hợp đồng cho thuê nhà!
Căn nhà này có thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn không?
Căn nhà này cho thuê được bao lâu rồi?
Mổi tháng bố mẹ bạn cho thuê nhà được bao nhiêu tiền?

Câu hỏi về kế hoạch quay trở về Việt Nam:

Bạn có ý định sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong không?
Làm sao bạn có thể chứng minh được bạn sẽ trở về Việt Nam?
Bạn sẽ làm gì sau khi học xong?
Bạn có ý định ở Mỹ tiếp bao lâu nữa sau khi tốt nghiệp?
Bạn có ý định làm việc tại Mỹ hay không?
Nếu bạn có được nhận một việc làm tốt với mức lương cao tại Mỹ, bạn có đồng ý ở lại làm không?

Câu hỏi nhạy bén trong phản ứng:

Theo bạn tại sao tôi lại nên cấp thị thực cho bạn?
Bạn sẽ làm gì nếu tôi nói rằng thị thực của bạn đã bị từ chối?
Bạn có người bạn nào ở Mỹ hay không? Nếu có, hãy kể cho tôi nghe về người bạn ấy!
Theo bạn nghĩ thì bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn gì khi sang Mỹ?
Bạn sẽ làm gì nếu bố mẹ bạn hết tiền và không thể tiếp tục lo cho bạn đi du học?

Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ về việc chuẩn bị hành trang khi đi du lịch Đà Lạt, hy vọng nó có thể giúp cho các bạn.

Những điều cần chú ý khi đi du lịch Đà Lạt

Chắc chắn là có rất nhiều bạn đang thắc mắc không biết nên chuẩn bị những gì cho tour du lịch Đà Lạt sắp tới của mình trong những ngày hè oi bức này. Để có một chuyến đi du lịch trọn vẹn bạn cần phải rất cẩn thận để chuẩn bị những vật dụng cần thiết. Dưới đây là một số  những gợi ý mà bạn nên “note lại” – chắc chắn nó có giúp ích được nhiều cho bạn.
1.Tiền bạc & Giấy tờ:
Đây là một trong những thứ quan trọng nhất bạn không thể thiếu. Vây nên hãy chuẩn bị hàng trang tốt nhất cho nó!
Giấy tờ:
Mô tả ảnh.
Giấy tờ quan trọng
- Vé máy bay du lịch (nếu bạn là Việt Kiều cần mang vé máy bay khứ hồi về nước)
- Giấy/số xác nhận nếu mua vé máy bay qua mạng
- Hộ chiếu có visa (nếu cần)/Thẻ chứng minh nhân dân
- Bản sao giấy đăng ký kết hôn (để check-in khách sạn khi đi cùng gia đình)
- Bản sao giấy khai sinh của con cái (để check-in máy bay trong nước khi chưa có hộ chiếu, CMND)
- Thẻ khách hàng thường xuyên/ưu đãi của hãng hàng không (Frequent flyer/frequent guest cards)
- 2 ảnh cá nhân (khổ làm hộ chiếu), bản sao thông tin cá nhân trong hộ chiếu (sử dụng khi mất hộ chiếu)
- Voucher/coupon/các loại vé (khi book các dịch vụ)
- Giấy phép lái xe, bảo hiểm (nếu bạn tự lái xe đi du lịch)
Tiền bạc:
Mô tả ảnh.
Mang theo thẻ ATM và tiền mặt
- Tiền mặt, thẻ ATM
- Ngoại tệ, thẻ tín dụng,  thẻ có chức năng thanh toán quốc tế MasterCard (khi đi du lịch nước ngoài)
- Các địa chỉ email cần thiết

 2.Trang phục:

Quần áo
Các bạn chú ý nên mang theo những bộ quần áo gọn nhẹ, dễ giặt và dễ gấp nhỏ. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý mang theo nón, áo mưa, dù gấp nhỏ để tránh mưa và tránh nắng.
Đi biển: Khi đi biển các bạn cần mang theo quần áo tắm, khăn, kem chống nắng, nón rộng vành…
Đi leo núi: Trang phục gọn gàng, giầy đế thấp (bata hoặc giày thể thao là tốt nhất), trang phục giữ ấm, khăn quàng…
Giày dép
Khi đi du lịch bạn phải di chuyển thường xuyên và đi bộ khá nhiều. Do đó bạn cần chuẩn bị giày, dép đế mềm để thuận tiện và thoải mái di chuyển.

3. Y tế

Bạn cũng nên lưu ý mang theo thuốc cảm, băng cá nhân, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc say tàu xe, máy bay… để đề phòng những lúc bị cảm hay tai nạn bất ngờ tại điểm du lịch.

4. Vệ sinh cá nhân

Mô tả ảnh.
Mang theo kem chống nắng với những ngày hè oi bức
Để thuận tiện cho việc vệ sinh cá nhân bạn cũng nên chuẩn bị:
– Bàn chải, kem đánh răng, dung dịch súc miệng, lược, khăn mặt.
– Dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem chống nắng, dung dịch tẩy trang.
– Kem và đồ dùng cạo râu cho nam, các loại mỹ phẩm.
Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân trong những chuyến du lịch, bạn cần mang theo xà phòng diệt khuẩn để giữ cho đôi tay luôn sạch sẽ, giảm thiểu khả năng ngộ độc thực phẩm.

5. Thiết bị điện, điện tử:

Để cho chuyến du lịch đến Đà Lạt của bạn thêm phần đặc sắc và thú vị hơn bạn nên chuẩn bị cho mình một số những đồ cần thiết để lưu lại những khoảnh khắc đẹp tại nơi này, và nghe những bản nhặc vào thời gian rảnh rỗi:
Mô tả ảnh.
Hãy mang theo máy ảnh để lưu lại những khoảng khắc đẹp nhất
- Điện thoại di động 
- Máy chụp ảnh (phim, kỷ thuật số), pin, sách hướng dẩn sử dụng
- Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin
- Máy quay phim, băng/disk để ghi hình
- Máy xem phim DVD mini, đĩa phim DVD
- Đồ sạc pin điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop
- Ổ cắm điện phù hợp hoặc ổ cắm đa quốc gia (khi du lịch nước ngoài)
- Laptop (nếu cần thiết)
Theo Khỏe và Đẹp

Chỉ còn khoảng hơn 1 tuần nữa là đến dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 vậy bạn đã có lựa chọn cho mình khi để đi du lịch các thành phố biển chưa?

7 thành phố biển đẹp nhất Việt Nam cho dịp nghỉ lễ 30-4

Nếu bạn đích thực là một tín đồ yêu thích du lịch biển, hãy mau đặt chân đến những thành phố biển đẹp nhất Việt Nam này nhé! Chắc chắn cuốn nhật kýhành trình khám phá của bạn sẽ có được nhiều thông tin bổ ích và thú vị cho kế hoạch ngao du bốn phương sắp tới.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 7 thành phố biển đẹp nhất Việt Nam cho dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5.
Thành phố Hạ Long
Mô tả ảnh.
Thành phố Hạ Long
Hạ Long được mệnh danh là thành phố du lịch, trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Thành phố nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Ninh, với chiều dài bờ biển dài gần 50 km. Ngoài ra còn phải kể đến Quan Lạn, bãi tắm rất đẹp và hoang sơ đang ngày một thu hút du khách.
Thành phố Hải Phòng
Được mệnh danh là thành phố cảng biển lớn nhất miền Bắc, Hải Phòng nổi tiếng với giới du lịch trong và ngoài nước bởi đường bờ biển nên thơ dài 125km và nhiều đảo xanh thơ mộng bao quanh thành phố.
Mô tả ảnh.
Thành phố Hải Phòng với nhiều bãi biển đẹp
Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố hoa phượng đỏ này. Đây chính là lợi thế giúp ngành du lịch Hải Phòng phát triển mạnh với nhiều phong cảnh hữu tình của các bãi tắm sạch đẹp như Cát Bà, Đồ Sơn, hòn Dấu, Bạch Long Vĩ… Đặc biệt trong đó, Cát Bà là đảo lớn nhất thuộc khu vực vịnh Hạ Long, cũng là khu dự trữ sinh quyển thế giới có biển xanh, cát trắng, nắng vàng, nước trong xanh như tiên cảnh, khiến ai đã đến đây một lần đều lưu luyến không muốn rời đi.
Thanh Hóa
Bãi biển Sầm Sơn ở Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng cho du khách gần xa. Biển Sầm Sơn tuy không có vẻ đẹp trong xanh, lãng mạn nhưng lại hấp dẫn bởi sự cuồng nhiệt, ồn ào với những đợt sóng xô bờ mãnh liệt. Trải nghiệm lái mô tô trên biển hay dù lượn rất được du khách yêu thích khi đến với Sầm Sơn. Ngoài ra, Thanh Hóa cũng có khá nhiều bãi biển khác bớt đông đúc hơn như biển Hải Hòa, Hải Ninh.
Mô tả ảnh.
Ngoài Sầm Sơn Thanh Hóa còn có nhiều biển đẹp khác
Ngoài ra, thành phố du lịch Thanh Hóa còn có các bãi biển thơ mộng khác như Hải Hòa, Hải Thanh của huyện Tĩnh Gia, hay bãi tắm Hải Tiến - vùng biển mới được đưa vào phục vụ khách du lịch trong vài năm gần đây với vẻ đẹp hoang sơ, bình yên và nét mộc mạc của những làng chài hiền hòa xung quanh.
Thành phố Đà Nẵng
Vốn được coi là trái tim kinh tế, văn hóa, chính trị của miền Trung -Tây Nguyên, TP Đà Nẵng còn được biết tới rộng rãi trong và ngoài nước bởi tiềm năng và tốc độ phát triển du lịch nhanh chóng. Một trong những yếu tố quan trọng thu hút du lịch của Đà Nẵng chính là khai thác du lịch biển
Mô tả ảnh.
Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu nhiều bãi biển đẹp thơ mộng với bờ cát trắng trải dài, nước biển trong xanh rất lý tưởng cho các lữ khách yêu du lịch biển như bãi biển Mỹ Khê, Non Nước, Bắc Mỹ An, bãi biển Thanh Bình, Nam Ô, Xuân Thiều, hay bán đảo Sơn Trà…
Nghệ An
Mô tả ảnh.
Bãi biển Cửa Lò
Có thể nói bãi biển Cửa Lò ở Nghệ An là một trong những bãi biển đẹp nhất khu vực Bắc Trung Bộ, cách thành phố Vinh 16 km về phía Đông Bắc. Biển Cửa Lò với bãi cát dài trắng mịn, nước biển trong xanh luôn là điểm đến hút khách mỗi mùa hè. Đảo Ngư cách bờ biển 4 km là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã như: khỉ, dê, chim…
Nghệ An cũng là địa danh mà du khách có thể tham quan được nhiều địa điểm du lịch khác như: thăm quê hương Bác Hồ, ngắm đồng hoa hướng dương, nhà máy sữa, thác nước hay thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị miền Trung.
Thành phố Nha Trang – Khánh Hòa
Không còn mới mẻ, Nha Trang luôn luôn là cái tên quen thuộc khi nhắc đến những địa danh sở hữu bãi biển đẹp. Điều này đã được cả thế giới cùng nhiều tạp chí du lịch uy tín nước ngoài thừa nhận. Tới đây du khách có thể chiêm ngưỡng những bãi biển trong xanh, cát trắng mịn chạy dọc theo những hàng dừa nghiêng mình soi bóng cũng những quần đảo bao quanh thành phố. Bãi biển ở Nha Trang còn là nơi diễn ra rất nhiều trò chơi mạo hiểm, trải nghiệm trên nước hay lặn ngắm san hô.
Mô tả ảnh.
Thành phố biển Nha Trang
Cũng như các thành phố biển khác, Nha Trang sở hữu rất nhiều bãi biển du lịch đẹp nên thơ như biển Đại Lãnh, bãi biển Sơn Đừng, bãi biển Dốc Lết, Bãi Trũ, Hòn Tằm, Bãi Dài (Vân Phong), Hòn Chồng… Bên cạnh đó, khu du lịchVinpearl Land còn là một gợi ý khá lý tưởng dành cho các du khách yêu biển và thích các hoạt động vui chơi giải trí cảm giác mạnh.
Thành phố Huế
Mô tả ảnh.
Thành phố Huế
Huế nổi tiếng là một thành phố thu hút về du lịch, có những nét văn hóa đặc sắc, thâm trầm, với di sản thế giới là quần thể di tích cố đô. Thành phố miền Trung này còn có nhiều bãi biển đẹp mà du khách khi tới đây tham quan nghỉ mát đều rất muốn được một lần quay trở lại
Điển hình trong số đó là vịnh Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương - bãi tắm hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên gần gũi. Ngoài ra còn có các bãi biển như Thuận An, Vinh Thanh, Hàm Rồng… đều là những điểm du lịch thu hút mà bạn không nên bỏ qua.
Theo Khỏe và Đẹp

Mùa hè đang đến rất gần, chắc hẳn rất nhiều người đang phân vân không biết mùa hè này sẽ cùng gia đình đi chơi ở đâu.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến mọi người những điểm du lịch hấp dẫn cho mùa hè sôi động sắp tới.
Phú Quốc – thiên đường của nắng và gió
Nhắc đến Phú Quốc, chắc hẳn nhiều người nghĩ ngay đến những bãi biển hoang sơ, rừng xanh mướt, khu di tích lịch sử ghi dấu một thời đấu tranh gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Nhưng Phú Quốc đâu chỉ có thế.
Mô tả ảnh.
Phú Quốc
Chuyến du lịch phú quốc còn là dịp để du khách trải nghiệm cuộc sống mộc mạc nhưng vô cùng thú vị của người dân xứ đảo khi ghé thăm làng chài, cơ sở sản xuất ngọc trai, nhà thùng nước mắm, hay xưởng sản xuất rượu sim và vườn hồ tiêu xanh ngắt…
Nếu du khách muốn tìm một điểm du lịch hè để nghỉ ngơi, thư giãn, hòa mình với thiên nhiên, được biết thêm nhiều điều hay, bổ ích về cuộc sống người dân miền biển thì Đảo Ngọc Phú Quốc sẽ là một điểm đến hoàn hảo.
Biển Nha Trang
Mô tả ảnh.
Nha Trang
Là một thành phố biển vốn xinh đẹp, vui tươi, Nha Trang trở nên tràn đầy sức sống, rực rỡ hơn bao giờ hết dưới nắng hè. Một lần đến Nha Trang, du khách sẽ được thỏa sức vẫy vùng trong biển ấm với các trò thể thao sôi động, đi tàu đáy kín, lặn biển ngắm san hô hay tận hưởng cảm giác lơ lửng giữa biển trời với chuyến cáp treo vượt đại dương để đến khu giải tríVinpearl Land sôi động. Có đến Nha Trang vào những ngày hè đầy nắng, du khách mới cảm nhận hết sự tươi vui, tuyệt vời của thành phố biển thơ mộng này.
Đà Lạt – Thành phố mộng mơ
Hè đi du lịch Đà Lạt là thói quen của nhiều người. Đà Lạt có khí hậu mát lạnh tựa như có chiếc quạt gió khổng lồ quanh năm mang đến cho cư dân vùng đất này những cơn gió mát.
Mô tả ảnh.
Đà Lạt
Dạo các điểm đến nổi bật ở Đà Lạt như Thung lũng tình yêu, Vườn hoa thành phố, đồi Mộng Mơ… du khách cứ ngỡ mình đang lạc vào khu vườn xanh mát với hoa lá tươi vui và những đồi thông vi vu. Đến Đà Lạt vào mùa hè chính là sự lựa chọn sáng suốt dành cho những ai muốn tránh xa bụi bặm, ồn ào của đô thị. Và những buổi tối dạo chợ đêm Đà Lạt hay những phút giây trầm tư, lắng lòng ở Thiền viện Trúc Lâm sẽ làm cho du khách quên hẳn cái nắng nóng oi bức, ngột ngạt của mùa hè.
Sapa – tiếng gọi của đồng xanh lộng gió
Đến với Sapa người ta nhắc ngay đến những ô ruộng bậc thang đẹp tuyệt. Sapa nằm ở vùng núi cao Tây Bắc, vì thế nơi đây có khí hậu mát lạnh quanh năm.
Mô tả ảnh.
Sa Pa
Nhiều du khách ví Sapa tựa như một Đà Lạt thứ 2 ở miền Bắc vì khí hậu mát mẻ, dễ chịu của nó. Du khác có thể thực hiện những chuyến đi trekking hay tìm hiểu, khám phá nét văn hóa độc đáo của cư dân bản địa. Nhiều du khách từ vùng đất phương Nam đến với Sapa đã bị mảnh đất này lôi cuốn, yêu mến và thích tìm đến mỗi khi hè về. Nếu hè này bạn chưa biết đi đâu, Sapa chính là địa chỉ thích hợp, lý tưởng.
Hà Giang
Mô tả ảnh.
Hà Giang
Nếu Sapa quen thuộc, Hà Khẩu bê tông hoá nhiều quá, bạn nên chọn Hà Giang để thoả mãn chuyến đi Tây Bắc trong hè này. Là tỉnh cực bắc, còn gọi cao nguyên Đá, Hà Giang có nhiều cảnh đẹp và nhiều tuyến đường khúc khuỷu tuyệt vời khó quên: Hoàng Su Phì - Sín Mần, Đồng Văn - Mèo Vạc. Hà Giang mang lại cho bạn cảm nhận đầy đủ nhất về Tây Bắc với cá suối rau rừng, ruộng bậc thang và những phong tục tập quán, đời sống người dân Dao, H’mông… quanh năm “sống và yêu nhau trên mây trời”.
Du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An
Huế - Đà Nẵng – Hội An nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đà Nẵng không quá nóng nhiệt độ trung bình chỉ từ  28-30°C.  Như vậy có thể lựa chọn thời điểm đi 3 điểm này thích hợp nhất từ đầu tháng 4 đến tháng 9 trong năm là hợp lý nhất bởi vào những tháng này không khí ở đây mát rất thuận tiện cho chuyến đi vui chơi của bạn.
Mô tả ảnh.
Du lịch Huế - Đà Nẵng - Hội An
Đến với miền Trung thăm cố đô Huế với nét đẹp vừa mộng mơ vừa cổ kính trang nghiêm mà chẳng nơi nào có được. Và du khách cũng không thể bỏ qua Đà Nẵng với Bà Nà Hills, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà…bơi lội thoả thích ở các bãi biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục ki lô mét. Dừng chân ở Hội An – nơi mang vẻ đẹp thuần khiết thu hút những tâm hồn ưa chuộng những nét lãng mạn từ những ngày xa xưa.
Khi đi Du lịch Đà Nẵng các bạn thường kết hợp đi cùng với Hội An, Cù Lao Chàm, thông thường 1 chuyến đi cho 3 điểm này từ 3 đến 5 ngày. Nếu Các bạn đi lần đầu thì nên đi luôn cả Huế nữa, sơ sơ cũng phải 5 – 6 ngày cho cả Đà Nẵng – huế – Hội An.
Đảo Cô Tô – Quảng Ninh
Đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm cách bến cảng Cái Rồng khoảng 3 tiếng đi tàu thường. Hòn đảo trong khoảng 5 năm trở lại đây là điểm đến được nhiều bạn trẻ yêu thích trong các dịp hè với các hoạt động trên biển, những buổi cắm trại đêm. Đảo Cô Tô vẫn còn nhiều nét hoang sơ, các bãi biển nước trong, cát mịn, dịch vụ chưa phát triển.
Mô tả ảnh.
Cô Tô - Quảng Ninh
Từ Hà Nội có các chuyến xe đi Cẩm Phả, Cửa Ông tại bến xe Mỹ Đình và Lương Yên. Giá khoảng 200.000 đồng/ lượt. Thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng. Từ đây bắt xe buýt để vào cảng Cái Rồng. Nghỉ một đêm tại nhà nghỉ gần cảng để sáng sớm di chuyển bằng tàu ra đảo Cô Tô.
Trên đảo Cô Tô các bạn có thể thoải mái đi thăm những địa điểm tuyệt đẹp như Bãi Bắc Vàn, Bãi tắm Hồng Vàn, Bãi tắm Vàn Chải, Hải đăng đảo Cô Tô , Cô Tô con, …
Tam Đảo – Vĩnh Phúc
Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900 m so với mực nước biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km bao gồm 50 km theo quốc lộ 2 và khoảng 24 km theo đường quốc lộ 2B trong đó có 13 km đường đèo.
Mô tả ảnh.
Tam Đảo
Khu du lịch Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18oC – 25oC. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27oC – 38oC thì Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của mùa đông.
Khu du lịch nhỏ bé, xinh xắn với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo, quanh co nho nhỏ, một dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Cái tên Tam Đảo có được là do ba ngọn núi cao Thạch Bàn (1.388m), Thiên Thị (1.375m) và Phù Nghĩa(1.400m) nhô lên trên biển mây. Đứng giữa đất trời, nhìn ba "hòn đảo" nhấp nhô lên trên đám "sóng mây", ta mới hiểu vì sao vùng đất mát mẻ này có tên là Tam Đảo.
Theo Khỏe và Đẹp

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig1]

Thời Trang

[Thoi-trang][fbig2]

Du Lịch

[Du-lich][hot]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.